Chất liệu Polyester là gì? Tất tần tật thông tin về polyester trong ngành thời trang

Trong ngành công nghiệp may mặc hiện nay, bên cạnh những loại vải vô cùng quen thuộc như cotton, linen,... polyester đã ra đời và đang dần chiếm lĩnh thị trường thời trang. Rất nhiều nhà sản xuất, nhà thiết kế và các tín đồ thời trang dành sự ưu ái nhất định cho loại chất liệu vải tổng hợp này. Vậy chất liệu polyester là gì? Nó có gì mà lại hot đến vậy? Trong bài viết này, L.INN sẽ bật mí cho các bạn tất tần tật thông tin về polyester.

 

Vải polyester là gì?

Chắc hẳn khi nhắc đến vải tổng hợp, mọi người đều biết đến nhưng nói về thuật ngữ “ vải polyester” thì còn rất xa lạ. Vải polyester là gì? Polyester là từ ngữ sinh ra để dành riêng để chỉ tất cả các loại vải nào được làm từ sợi polyester. 

Thực chất, vải polyester có nguồn gốc từ dầu mỏ. Polyester được viết tắt từ một loại polymer nhân tạo, tổng hợp, nó được xem như là một loại vật liệu có tên là  polyethylene terephthalate (PET). Về nguyên lý cơ bản, nó chính là một loại nhựa, được điều chế bằng cách trộn ethylene glycol và axit terephtalic với nhau. Từ đó, các sợi polyester được ra đời sau quá trình trùng hợp, kéo sợi hoàn chỉnh. 

Sợi polyester được tìm thấy và phát hiện bởi hai nhà hóa học người Anh John Rex Whinfield và James Tennant Dickson vào năm 1941. Từ năm 1970 cho đến nay, dù là một chất liệu không được hoàn toàn từ tự nhiên nhưng polyester vẫn đang dần khẳng định được chỗ đứng nhất định trong công nghiệp may mặc và trở nên phổ biến, được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.

Phần lớn, quần áo như áo khoác, đồ lót cho đến chăn, ga, gối, đệm, các loại sản phẩm thời trang chúng ta đang sử dụng hiện nay đều được làm từ chất liệu vải polyester

Đánh giá ưu – nhược điểm của chất liệu polyester trong ngành thời trang

Dù là một chất liệu tự nhiên hay nhân tạo được sản xuất hoàn hảo đến đâu đi chăng nữa thì những sợi vải ấy vẫn có những mặt lợi, mặt hại, những ưu, khuyết điểm riêng. Và vải polyester cũng không ngoại lệ

Ưu điểm của chất liệu polyester

1. Có khả năng chống nước cực đỉnh:

Đây có lẽ là một trong những ưu điểm nổi bật nhất của chất liệu này. Chính ưu điểm này đã đưa polyester trở nên vượt trội hơn trong mắt các nhà sản xuất thời trang. Điển hình là những chiếc áo khoác gió được làm từ chất liệu polyester liên tục được trình làng với đa dạng mẫu mã và màu sắc. Chiếc áo gió vừa có thể tránh rét, lại vừa tránh được mưa đã trở thành sự lựa chọn đáng tin cậy của các tín đồ thời trang. Bên cạnh đó, vì không thấm nước nên những chiếc áo này rất nhanh khô, giúp cho chúng ta có thể tiết kiệm được rất nhiều thời gian giặt giũ và phơi đồ. 

Đặc biệt với đặc tính chống thấm này, vải polyester còn được ứng dụng khá rộng rãi vào sản xuất các loại quần áo thể thao hay đồ dùng ngoài trời như: túi ngủ du lịch, lều cắm trại,...

2. Chống nhăn, chống mài mòn và chống co rút trong mọi hoàn cảnh

Một đặc điểm mang tính ứng dụng thực tiễn cực cao của chất liệu polyester chính là khả năng chống nhăn, chống co rút và chống mài mòn. Chính vì thế nên chất liệu này luôn được đánh giá có độ bền tốt hơn hẳn những chất liệu thông thường khác. Ngay cả khi bạn sử dụng nó rất nhiều lần, giặt giũ thường xuyên và để qua nhiều năm thì những sản phẩm ấy vẫn không hề bị nhắn hay mất đi form dáng ban đầu, chất lượng thì vẫn luôn được đảm bảo. Đây chính là một trong những yếu tố mà nhiều người tiêu dùng hướng đến và lựa chọn 

3. Rất dễ vệ sinh và không bị hấp thụ các chất, vết bẩn bên ngoài

Vải polyester vốn có một lớp về mặt khá sáng bóng, vì vậy mà chúng luôn dễ dàng vệ sinh khi bị dính bẩn một cách nhanh chóng. Điều này không chỉ giúp người dùng tăng hiệu suất sử dụng, tiết kiệm được tối đa thời gian mà còn là cách giữ cho sản phẩm luôn được như mới. Đặc tính này trong cuộc sống hiện đại ngày này rất cần thiết trong mọi gia đình. Độ bền của sản phẩm vẫn được đảm bảo dù bạn có giặt bằng máy hay bằng tay nhiều lần.

4. Dễ nhuộm màu

Chắc hẳn những người tiêu dùng đều có thể nhận thấy rằng, so với các loại vải như cotton, linen,... thì những trang phục được làm từ chất liệu polyester có đa dạng màu sắc hơn cả. Ưu điểm này đã đáp ứng được một trong những yêu cầu tối cao của ngành thời trang. Polyester đã mang đến những bộ quần áo có tính thẩm mỹ cao nhờ khả năng nhuộm màu phong phú, đa dạng, màu lên sản phẩm luôn được chuẩn tone. Không những vậy, nỗi lo về vấn đề phai màu với các trang phục được làm từ polyester cũng không còn nữa

5. Giá thành rẻ

Polyester có quy trình chế tạo rất đơn giản bởi chúng được sản xuất và pha trộn từ những nguyên liệu khá rẻ. Vì thế nên chi phí sản xuất được giảm đến mức tối đa. Chính nhờ yếu tố này nên những trang phục được làm từ vải polyester đều ở mức giá thành tầm trung, phù hợp với nhiều phân khúc khách hàng.

Nhược điểm của vải polyester

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội, là tiêu chí cần và đủ cho ngành thời trang thì chất liệu polyester vẫn tồn tại một số nhược điểm:

  • Độ hút ẩm của vải polyester rất thấp nên chất liệu này thường khá nóng và không thấm hút mồ hôi, đôi khi sẽ gây khó chịu và bí bách cho người mặc nếu họ hoạt động ngoài trời. Chính vì vậy nên chất liệu này thường không được ưa chuộng sử dụng cho các quần áo mùa hè.

  • Rất dễ bén lửa

  • Không dễ phân hủy

  • Với những bạn có làn da nhạy cảm, khi mặc sản phẩm được làm 100% từ vải polyester thường bị mẩn đỏ, dị ứng và châm chích trên da

  • Vải polyester có xu hướng tĩnh điện khiến cho tóc, lông tay, lông chân của bạn đôi khi bị dựng lên

Những câu hỏi thường gặp về sợi vải polyester

Vải polyester có nóng không?

Đây có lẽ là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm mỗi khi lựa chọn mua trang phục. Thông thường, các tín đồ thời trang sẽ hướng đến những loại có chất liệu co giãn, thoáng mát. Thế nhưng, với những bộ trang phục được làm từ sợi polyester thường khá nóng và gây bí bách cho người mặc, nhất là vào tiết trời oi bức mùa hè. 

Bạn cũng không cần quá lo lắng về vấn đề này bởi hiểu được sự hạn chế đó, các nhà sản xuất về may mặc đã kết hợp, pha polyester với các loại sợi vải từ thiên nhiên như cotton để đưa đến cho người dùng những sản phẩm dễ chịu, thoải mái và ưng ý nhất. Vì vậy, polyester vẫn đang là một trong những chất liệu hàng đầu trong ngành thời trang

Sợi vải polyester được sản xuất như thế nào?

Tùy thuộc vào từng dạng sợi mà nhà mày mặc mong muốn, polyester có rất nhiều phương pháp sản xuất khác nhau. Nhưng nhìn chung thì chúng đều trải qua 4 bước cơ bản:

Bước 1: Phản ứng trùng hợp

Thực chất, ngay từ ban đầu, polyester vốn chỉ là những hợp chất được tìm thấy có trong dầu mỏ. Vì vậy, để tạo thành sợi vải polyester hoàn chỉnh ngay từ bước đầu tiên đã phải trải qua một quá trình dài.

Người điều chế sẽ trộn hỗn hợp dimethyl terephthalate với ethylene glycol với nhau và kết hợp với một vài chất xúc tác. Sau đó đem đun nóng ở nhiệt độ 50 đến 210 độ C để cho ra một hợp chất có tên gọi là Monomer 

Tiếp theo, nhà sản xuất sẽ tiếp tục đưa hợp chất Monomer vừa điều chế vào phản ứng với chất hóa học Axit Terephtalic, đun nóng chúng ở nhiệt độ 280 độ C. Chính từ đây, chất Polyester được hình hành và các dải polyester cũng bắt đầu chảy ra từ chiếc khe.

Bước 2: Sấy khô

Sau khi thu được hết các dải polyester, chúng sẽ được sấy khô và làm mát cho đến khi các dải này trở nên giòn hơn. Sau đó, chúng được cắt thành nhiều mảnh nhỏ và liệc tục được sấy khô trong nhiều giờ tiếp theo để ra được những thành phẩm có chất lượng đồng đều và nhất quán

Bước 3: Quá trình đùn sợi

Các mảnh polyester vẫn tiếp tục được đem đi nấu chảy ở nhiệt độ từ 260 đến 270 độ C và cho ra được một dung dịch đặc sệt như siro. Dung dịch này sẽ được đưa vào các ổ phun sợi để cho ra nhiều sợi với các loại hình dáng khác nhau.

Khi các sợi nhỏ được phun ra, những sợi đơn được tạo thành sẽ xoắn lại với nhau. Trong quá trình đùn sợi, người điều chế sẽ cho vào đó những chất khác nhau để khắc phục được nhưng khuyết điểm nổi bật của polyester như chống tĩnh điện, chống cháy, kháng khuẩn,....

Bước 4: Kéo sợi

Sợi polyester khi mới hình thành ở trạng thái khá mềm. Ngay từ lúc này, người ta sẽ kéo dãn các mảnh polyester gốc ấy thành những mảnh có chiều dài hơn gấp nhiều gần chiều dài của sợi ban đầu. Độ mềm hay cứng của sợi đều được quyết định ở bước làm này. Sợi polyester càng được kéo dãn nhiều thì độ dày và đường kính càng nhỏ.

Bước 5: Cuốn sợi

Sợi polyester hoàn chỉnh được ra đời sẽ được cuốn vào một ống lớn. Từ đây, các tấm vải polyester sẽ được hình thành sau khâu dệt vải.

>>> Có thể bạn quan tâm:

Vải linen là gì? 7 Loại vải linen được ứng dụng nhiều nhất trong ngành may mặc

Fashion 2022: Áo vest nữ nên may bằng chất vải nào là đẹp nhất?

Kinh nghiệm: Cách phối đồ với áo blazer để trở thành cô nàng thanh lịch mỗi ngày

Kết luận

Nếu bạn đang phân vân và muốn tìm hiểu về chất liệu polyester thì đây chính là bài viết dành riêng cho bạn đấy. Hy vọng, qua những thông tin trên, L.INN có thể giải đáp được những thắc mắc và câu hỏi của bạn, để bạn có những thông tin hữu ích về các sản phẩm của ngành thời trang công sở.

Lê Thị Tú     01/04/2022
Gửi ý kiến của bạn cho chúng tôi
Hotline 0912.326.990
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

zalo